Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Drawdown and Maximum Drawdown là gì?

Drawdown and Maximum Drawdown là gì?

Chúng tôi biết rằng quản lý tiền sẽ làm ra tiền cho chúng ta về lâu dài, nhưng bây giờ tôi muốn chỉ cho bạn một khía cạnh khác. Cái gì sẽ xảy ra nếu bạn không sử dụng các nguyên tắc quản lý tiền? Xem ví dụ này :
Bạn có 100.000$ và bạn lỗ 50.000$. Bao nhiêu phần trăm tài khoản của bạn đã mất? Câu trả lời là 50%. Bây giờ, bạn phải kiếm bao nhiêu % để từ 50.000$ hiện tại quay trở lại thành 100.000$ như ban đầu ? Không phải 50%, câu trả lời là bạn phải kiếm 100% để từ 50.000$ bạn có thể có lại số vốn bạn đầu là 100.000$. Tỉ lệ giảm sút của tài khoản như thế này gọi là “drawdown”. Trong ví dụ này, chúng ta đã có 50% drawdown.
Có một điểm rất quan trọng được rút ra từ ví dụ trên đó là : rất dễ thua lỗ và rất khó khăn để thu lại khoản tiền đã mất. Tôi biết bạn đang tự nói : “Tôi sẽ không để bị mất 50% tài khoản của mình trong một giao dịch”. Tất nhiên tôi cũng sẽ không hy vọng thế.
Tuy nhiên, chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn bị thua trong 3, 4 hoặc thậm chí 10 giao dịch liên tiếp? Điều đó không thể xảy ra cho bạn, đúng không? Bạn có một hệ thống giao dịch đã chiến thắng với tỉ lệ 70%. Do đó sẽ không có chuyện bạn có thể bị thua trong cả 10 giao dịch. Trong khi bạn có một hệ thống giao dịch thật tốt, hãy nhìn vào ví dụ sau:
Trong giao dịch, chúng ta luôn tìm kiếm lợi nhuận. Đó chính là nguyên nhân tại sao các trader xây dựng hệ thống giao dịch của họ. Một hệ thống giao dịch với 70% khả năng sinh lợi nghe như chúng ta đang có một lợi nhuận rất tốt. Nhưng bởi vì hệ thống giao dịch của bạn chỉ có 70% khả năng sinh lợi, có nghĩa là cứ mỗi 100 giao dịch bạn thực hiện, bạn sẽ thắng được 70 trên 100 giao dịch phải không nào?
Chưa chắc! Làm sao bạn biết được 70 giao dịch nào trong tổng số 100 giao dịch sẽ thắng? Câu trả lời là bạn không biết. Bạn có thể thua liên tiếp trong 30 giao dịch đầu và thắng trong 70 giao dịch tiếp sau đó. Nghĩa là hệ thống giao dịch của bạn vẫn có 70% khả năng sinh lợi, nhưng bạn phải tự hỏi : “Liệu tài khoản của bạn có còn đủ sức tiếp tục trụ được sau khi bạn đã bị thua trong 30 giao dịch đầu tiên?”
Đây là lý do tại sao việc quản lý tiền bạc lại quan trọng như vậy. Không có vấn đề đối với hệ thống giao dịch của bạn, nhưng cuối cùng bạn vẫn sẽ bị thua. Thậm chí đối với những người chơi bạc chuyên nghiệp mà họ xem đó là cách kiếm sống của mình cũng có những lúc gặp vận thua tồi tệ, và họ vẫn còn khả năng kết thúc với thắng lợi.
Đó là do những người đánh bạc giỏi quản lý tiền bạc bởi vì họ biết rằng họ không thể thắng mãi trong mỗi cuộc chơi. Thay vào đó, họ chỉ chấp nhận rủi ro một phần trăm nhỏ trong tổng số tiền của mình để họ vẫn có thể tiếp tục tồn tại sau những giao đoạn khó khăn nhất.
Đó là những gì bạn phải làm nếu muốn trở thành một nhà đầu tư thực thụ. Chỉ nên rủi ro một phần nhỏ trong tài khoản giao dịch để bạn vẫn có thể chịu đựng và hồi phục sau những trận thua liên tiếp. Hãy ghi nhớ rằng : nếu bạn có một nguyên tắc quản lý tiền bạc tốt mà thực hiện theo nó thật kỷ luật , bạn sẽ luôn chủ động trong việc kiểm soát tài khoản.
Để giúp bạn hình dung rõ hơn, chúng tôi phác họa cho bạn những gì sẽ xảy ra khi bạn quản lý tiền một cách đúng đắn và khi bạn không có một nguyên tắc rõ ràng.
Đây là một ví dụ nhỏ để chỉ cho bạn thấy sự khác nhau giữa việc mạo hiểm một phần nhỏ với việc mạo hiểm một phần lớn trong tổng số vốn của bạn.
clip_image001
Bạn có thể thấy sự khác biệt lớn giữa việc rủi ro 2% so với rủi ro 10% tài khoản của bạn trong một giao dịch. Bắt đầu từ 20.000$, nếu bạn thua liên tiếp trong 19 giao dịch, thì với việc rủi ro 10% cho 1 lần giao dịch, bạn chỉ còn 3.002 $, bạn đã mất 85% tài khoản, thật khủng khiếp !. Trong khi đó, nếu chỉ chấp nhận rủi ro 2% cho mỗi giao dịch, bạn vẫn còn 13.903 $ tức bạn chỉ mất 30% trong tổng số tài khoản của mình.
Dĩ nhiên điều cuối cùng chúng ta muốn đề cập là tổn thất trong 19 giao dịch liên tiếp, nhưng thậm chí nếu thua 5 giao dịch liên tiếp, bạn hãy nhìn vào sự khác nhau giữa rủi ro 2% và 10%. Nếu bạn rủi ro 2%, bạn sẽ vẫn còn 18.447 $ . Nếu bạn rủi ro 10% bạn sẽ chỉ còn 13.122 $ . Con số này còn nhỏ hơn cả số bạn còn lại trong trường hợp nếu bạn bị thua trong tất cả 19 giao dịch với tỉ lệ rủi ro là 2%.
Mấu chốt của ví dụ này là bạn muốn xây dựng nguyên tắc quản lý tiền như thế nào để khi bạn bị thua trong một thời gian bạn vẫn còn đủ vốn để tiếp tục cuộc chơi. Bạn có thể tưởng tượng được chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn thua mất 85% tài khoản của mình? Bạn sẽ phải kiếm được 566% vốn còn lại trong tài khoản để có thể hòa vốn. Hãy tin tôi, bạn sẽ không muốn rơi vào tình cảnh đó đâu. Dưới đây là một biểu đồ cho bạn thấy tỷ lệ phần trăm mà bạn phải lấy lại để hòa vốn theo tỷ lệ tổn thất của bạn
clip_image002
Bạn có thể thấy rằng bạn càng bị thua nhiều thì bạn càng khó kiếm lại được đủ tiền đã bỏ ra. Đó là tất cả lý do mà bạn cần phải làm mọi cách nhằm bảo vệ tài khoản của mình.
Như vậy, chúng tôi hy vọng bạn sẽ luôn ghi nhớ rằng bạn hãy chỉ mạo hiểm một phần nhỏ tài khoản của mình trong mỗi lần giao dịch để có thể tồn tại sau những giai đoạn giao dịch tồi tệ nhất . Hãy chắc chắn rằng nếu không may có những khoản thời gian cực kỳ khó khăn, tài khoản của bạn vẫn đủ kiên cường để có thể phục hồi trở lại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét